• 0948.468.558
  • lienhe@crv.vn

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đăng ký quyền tác giả ?

05/11/2020 - 07:57
11 views

Khi tác giả sáng tạo, sáng tác ra một tác phẩm có lẽ điều đầu tiên họ cần nghĩ tời là đăng ký bản quyền hoặc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm đó để đảm bảo được lợi ích của mình trong tương lai:

1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký quyền tác giả như thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em có đăng 1 số tập phim hoạt hình Doremon chiếu trên HTV3 lên Youtube và đã được Youtube kiểm duyệt, cho kiếm tiền từ video em đăng lên. Nhưng theo em biết thì đơn vị phát hành Doremon chiếu trên HTV3 chưa có đăng kí bản quyền trên youtube. Em làm như vậy có vi phạm pháp luật Việt Nam không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lí như thế nào ?
Cảm ơn luật sư!

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, Luật sư Minh Khuê tư vấn với trường hợp của bạn như sau:

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 thì những tập phim hoạt hình Doremon được coi là một trong những sản phẩm trí tuệ. Điều bạn cần quan tâm là những tập phim này đã được đăng ký bản quyền hay chưa. Nếu tác giả những tập phim bạn đăng tải đã đăng ký bảo hộ dưới dang “quyền tác giả” thì việc bạn sử dụng những tập phim ấy sẽ vi phạm quy định về bảo hộ quyền tác giả.

2. Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả

Công ty luật Minh Khuê cung cấp Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả để qúy khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

Kính gửi: CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

1. Người nộp tờ khai đăng ký

Họ và tên/Tên tổ chức…………………………………………………………………………………………

Là: (1)……………………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày:……….. tháng……….. năm………………………………………………………………………..

Số CMND/Hộ chiếu:……………………….ngày cấp:……………………..tại:……………………………

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:………………………………………………………………..

Cấp ngày………tháng……….năm……………tại:…………………………………………………………….

Quốc tịch:……………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại:……………………………..Fax:………………………………Email:…………………………..

Nộp đơn Đăng ký quyền tác giả cho: (2)……………………………………………………………………

2. Tác phẩm đăng ký

Tên tác phẩm:……………………………………………………………………………………………………….

Loại hình: (3)………………………………………………………………………………………………………..

Ngày hoàn thành tác phẩm:………………………………………………………………………………………

Công bố/chưa công bố: (4)……………………………….ngày………tháng………năm………………..

Hình thức công bố: (5)…………………………………………………………………………………………..

Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố ……………………………………….Nước…………………………………..

Nội dung chính của tác phẩm: (6):……………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………….…………

……………………………………………………………………………………………………………….…………

……………………………………………………………………………………………………………….…………

3. Tác giả (7)

Họ và tên tác giả:………………………………………………………..Nữ/Nam……………………………….

Bút danh:……………………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày:……….. tháng…………. năm…………….tại:……………………………………………………….

Số CMND/Hộ chiếu:………………………..ngày cấp………………………tại:……………………………….

Quốc tịch:…………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại:……………………………. Fax:……………………………………Email:……………………….

4. Chủ sở hữu quyền tác giả (8)

Họ và tên/ Tên tổ chức………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày:……….. tháng…………. năm……………………………………………………………………..

Số CMND/Hộ chiếu:………………………..ngày cấp………………………tại:………………………………..

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: ……………………………………………………………………

Cấp ngày………….tháng…………năm…………….tại:…………………………………………………………..

Quốc tịch:…………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại:……………………….Fax:………………………………..Email:………………………………….

Cơ sở phát sinh sở hữu quyền: (9)…………………………………………………………………………….

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

……………….., ngày……. tháng…….năm………………..

Người nộp tờ khai (10)

Hướng dẫn ghi thông tin trên tờ khai đăng ký quyền tác giả

1. Ghi rõ người nộp tờ khai là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, hoặc người thừa kế, hoặc người được uỷ quyền.

2. Ghi rõ nộp hồ sơ cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

3. Ghi rõ tác phẩm thuộc loại hình nào quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ.

4. Nếu tác phẩm đã công bố thì ghi rõ ngày tháng năm công bố; nếu tác phẩm chưa công bố thì ghi “chưa công bố”.

5. Ghi rõ hình thức phát hành bản sao tác phẩm như xuất bản, ghi âm, ghi hình..v.v.

6. Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm.

7. Khai đầy đủ các thông tin về tác giả, các đồng tác giả (Tên gọi chính thức, bút danh, bí danh (nếu có), địa chỉ, điện thoại, email v.v…).

8. Khai đầy đủthông tin về chủ sở hữu, các đồng chủ sở hữu quyền tác giả (Tên gọi chính thức, tên gọi tắt (nếu có), địa chỉ, điện thoại, email v.v…).

9. Ghi rõ là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả; hoặc hợp đồng chuyển giao quyền tác giả hoặc người thừa kế.

10. Ghi rõ họ, tên, chức danh, ký tên và đóng dấu.

3. Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả ?

Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.

Các loại hình tác phẩm cần được đăng ký bảo hộ quyền tác giả

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Danh mục hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả:

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả

b) 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả .

01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Các công việc Luật Minh Khuê sẽ thực hiện khi khách hàng sử dụng dịch vụ

– Tư vấn toàn bộ những vấn đề pháp lý liên quan tới việc bảo hộ quyền tác giả

– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để thực hiện bảo hộ quyền tác giả

– Soạn thảo hồ sơ thực hiện bảo hộ quyền tác giả

– Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền

– Xử lý tất cả những vấn đề phát sinh trong quá trình nộp hồ sơ

Lý do bạn sử dụng dịch vụ tại Luật Minh Khuê

– Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, uy tín.

– Tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động tiết kiệm thời gian và công sức đi lại cho khách hàng

– Tất cả vì quyền lợi của khách hàng, đem tới sự hài lòng cho khách hàng.

4. Quyền bảo hộ quyền tác giả suốt đời ?

Thưa Luật sư, xin hỏi: Cha tôi là nhạc sĩ, sáng tác nhiều ca khúc được phổ biến rộng rãi nhưng ông không làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Nay muốn khởi kiện người vi phạm quyền tác giả thì tòa án có giải quyết không? Thời hạn bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc là bao nhiêu năm?.
 

Trả lời:

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 3/4/2008 của TAND Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại TAND thì tác giả có quyền nộp đơn để được cấp giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả theo quy định tại Điều 49 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, đây không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Khi có tranh chấp về quyền tác giả mà đương sự khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, thì tòa án phải xem xét mà không phân biệt việc họ đã có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hay chưa, họ đã nộp đơn đăng ký quyền tác giả hay chưa?

Cũng theo Thông tư này khi hết thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả (trừ các quyền nhân thân theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ) thì Nhà nước và pháp luật không bảo hộ các quyền của tác giả nữa. Do đó, nếu các quyền đó vẫn còn trong thời hạn bảo hộ thì tòa án mới thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết, trừ trường hợp pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:

– Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

– Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

– Tác phẩm không thuộc loại hình nói trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.

Như vậy, thời hạn bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc (tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn) là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.

5. Góc nhìn luật sư về bản quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh

MP&Silva khôn khéo khi phân phối để VSTV được phát sóng tất cả các trận đấu trong tuần, nhưng chỉ được độc quyền vào chủ nhật. Còn lại họ cho SCTV gói “thứ 7 không độc quyền” với giá 1,7 triệu USD; VCTV giá khoảng 1,8 triệu, VTC chỉ được phát trên hệ HD với giá 300.000 USD.

MP&Silva là công ty thắng thầu và có quyền phân phối bản quyền truyền hình giải bóng đá ngoại hạng Anh tại Việt Nam. Các kênh – đài truyền hình của Việt Nam đều muốn được độc quyền phát sóng các trận đấu thuộc loại “hot” nhất hành tinh này. Trong cuộc đua đó, VSTV (sở hữu thương hiệu kênh truyền hình K+) đã thắng thế với mức phí 10 triệu USD trả cho MP&Silva cho ba mùa giải liên tiếp kể từ mùa giải 2010-2011.

Tuy nhiên, MP&Silva đã rất khôn khéo trong chiến lược kinh doanh của họ khi để VSTV được phát sóng tất cả các trận đấu trong tuần, nhưng họ chỉ được độc quyền vào ngày chủ nhật. Còn lại họ còn phân phối cho các kênh – đài truyền hình khác như cho SCTV gói “thứ 7 không độc quyền” với giá 1,7 triệu USD; cho VCTV với giá khoảng 1,8 triệu, cho VTC chỉ được phát trên hệ HD với giá 300.000 USD.

Theo chúng tôi, việc có một số ý kiến cho rằng các kênh – đài truyền hình của Việt Nam (một số đài phần vốn của VTV chiếm trên 50%) là “gà nhà đá nhau” là cách nhìn nhận chưa thỏa đáng và toàn diện.

Chúng ta hiểu rằng, các kênh hoặc đài truyền hình hiện nay (trừ các đài truyền hình phát sóng mang tính chất phục vụ nhiệm vụ của Nhà nước) phần lớn hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, theo cơ chế thị trường. Vì thế, dù có một số công ty nhà nước là cổ đông chi phối, thì các đài truyền hình vẫn phải tuân theo quy luật tất yếu của thị trường là kinh doanh để sinh lợi nhuận.

Giải bóng đá ngoại hạng Anh là một trong những giải đấu hấp dẫn và thu hút đông đảo người xem truyền hình. Trước đây, sở dĩ khán giả được xem miễn phí bởi các trận đấu của giải này được các thương hiệu lớn như Tiger Beer mua và tài trợ cho Đài truyền hình Việt Nam phát sóng, đổi lại Tiger Beer được quảng cáo sản phẩm của mình trên hệ thống của VTV3.

Nhưng hiện nay, khi các đài truyền hình buộc phải hoạt động theo cơ chế thị trường với tư cách là một doanh nghiệp, việc giành được quyền phát sóng giải bóng đá ngoại hạng Anh sẽ là một thành công lớn để phục vụ mục tiêu đầu tư, kinh doanh (thành công về uy tín, độ quảng bá, thành công về tài chính thu từ các hợp đồng quảng cáo, lợi nhuận từ bán thiết bị đầu phát, lợi nhuận từ thuê bao…).

Xét từ góc độ kinh doanh, các kênh – đài truyền hình tại Việt Nam cạnh tranh nhau trong cuộc đua giành phát sóng các trận đấu Giải bóng đá ngoại hạng Anh là điều tất yếu trong cuộc đua để tồn tại và phát triển, điều này không có gì bất hợp lý. Khi các doanh nghiệp cùng tham gia một cuộc đua, mà ở đó họ biết chính xác các tiêu chí mà mình tham gia như giá cả đến mức nào là chấp nhận được, đồng thời các yếu tố “phi tài chính” khác không thể tính được bằng tiền… mà họ có thể chấp nhận để đạt được, thể hiện họ có những toan tính để thành công trong lĩnh vực truyền hình.

Có ý kiến cho rằng tại sao các doanh nghiệp này không ngồi cùng với nhau để đàm phán mức giá mua từ phía đối tác nước ngoài để được rẻ hơn, mặc dù các doanh nghiệp tham gia phần lớn là những doanh nghiệp do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Nhưng, cần thấy rằng ý kiến trên chỉ hợp lý khi lợi ích của tất cả các doanh nghiệp tham gia cuộc đua giành quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh là tương đối đồng nhất. Trong khi đó, sự khốc liệt của nền kinh tế thị trường thì lại không như vậy, các doanh nghiệp có lớn, có bé, có tiềm lực, không có tiềm lực, có thương hiệu, và không có thương hiệu… do đó chi phối tới các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn sẽ khác nhau, từ nội tại của từng doanh nghiệp tham gia cuộc đua giành quyền phát sóng sẽ khác nhau.

Một số ý kiến cho rằng, từ sự việc trên cần xem xét VSTV dưới góc độ Luật cạnh tranh vì lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thu phí thuê bao cao hơn mặt bằng chung theo chúng tôi là không hợp lý.

Thứ nhất, chúng ta thử xem xét VSTV có chiếm quá thị phần truyền hình ở Việt Nam hay không, để theo Luật cạnh tranh thì VSTV được coi là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường.

Thứ hai, việc VSTV có mức phí thuê bao và giá thiết bị cao có phải là hành vi vi phạm luật cạnh tranh hay không (hay là ngược lại).

Đối chiếu với luật cạnh tranh thực tại chúng tôi thấy rằng không có cơ sở để nói rằng VSTV có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh.

Hoạt động của các đài truyền hình tại Việt Nam hiện nay đang ngày một phát triển theo mô hình doanh nghiệp chứ không giống như các đơn vị sự nghiệp nhà nước như trước đây. Các doanh nghiệp này bắt buộc phải tự chủ về hoạt động kinh doanh và phải tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, do đó quyền lợi của người dân đối với việc thụ hưởng các giá trị tinh thần từ các kênh – đài truyền hình mang lại cũng không giống như trước.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền được thụ hưởng các giá trị tinh thần của người dân được đảm bảo, chúng tôi hy vọng cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách mang tính định hướng để các doanh nghiệp truyền hình tham gia vào thị trường và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh và phát triển bền vững, để qua đó người xem truyền hình sẽ được hưởng lợi từ những chính sách này.