• 0948.468.558
  • lienhe@crv.vn

Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ chăm sóc sắc đẹp như thế nào

05/11/2020 - 07:46
16 views

Đối với hoạt động tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho cá nhân, Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Minh Khuê hân hạnh được đồng hành cùng Ông Lê Thế Anh trong công cuộc bảo hộ nhãn hiệu cho những dịch vụ của riêng mình.

1. Tổ chức, cá nhân nào có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Thương hiệu là cách gọi của các thương nhân về nhãn hiệu. Theo đó nhãn hiệu là khái niệm được ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ còn thương hiệu là cách gọi nhãn hiệu trên thương trường gắn liền với hoạt động marketing của doanh nghiệp, thương nhân.

Căn cứ từ quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009, theo đó những cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất ra hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

2. Giới thiệu về nhãn hiệu

Đối với hoạt động tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho cá nhân, Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Minh Khuê hân hạnh được đồng hành cùng Ông Lê Thế Anh trong công cuộc bảo hộ nhãn hiệu cho những dịch vụ của riêng mình.

Lấy ý tưởng từ hình ảnh của một bông hoa sen, hình ảnh gợi mở cho vẻ đẹp, sự tinh khiết và thanh lịch. Ông Lê Thế Anh đã xây dựng cho mình một nhãn hiệu tổng thể bao gồm hình bông hoa sen cánh đang nở. Bông hoa sen có màu đen, viền cánh hoa có màu vàng, các cánh hoa được thiết kế đối xứng nhau và nhọn ở phần đầu cánh. Cuống của hoa sen có màu vàng, uốn cong lượn sóng, kéo dài từ phía bên trái kéo lên bông hoa sen. Ở giữa cánh chính giữa của bông hoa sen có hình một cô gái với mái tóc dài và khuôn mặt quay về phía bên phải. Ở giữa cuống hoa là một ngôi sao sáng được cách điệu với ánh sáng tỏa ra xung quanh. Phía dưới chữ “ADA” là hai đường kẻ màu vàng chạy song song với nhau, ở giữa đường kẻ phía dưới là một hình thoi. Phía trên chữ “ADA” là những đốm sáng có màu vàng và những ngôi sao được cách điệu với ánh sáng tỏa ra xung quanh có kích thước khác nhau.

Tạo nên nét độc đáo trong nhãn hiệu của mình là dòng chữ “ADA” có màu vàng được viết in hoa, in đậm. Nét ngang của chữ “A” đầu tiên được cách điệu thành cuống của bông hoa sen, chữ “A” đầu tiên có kích thước to hơn chữ “chữ “A” thứ hai và chữ “D”. Phía dưới chữ “ADA” là dòng chữ “BEAUTY & SPA” có cỡ chữ nhỏ hơn chữ “ADA”, có màu trắng, được viết in hoa, in đậm, có nghĩa là “sắc đẹp và trung tâm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp”. Phía dưới là chữ “Đến ADA đẹp từ da đến dáng” có màu vàng, được viết in nghiêng. Trong đó, chữ “Đ” trong chữ “Đến” và chữ “ADA” được viết in hoa, các chữ còn lại được viết in thường.

Hình ảnh nhãn hiệu thể hiện dưới đây.

– Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:

Nhóm 44: Dịch vụ thẩm mỹ viện; Chăm sóc sức khoẻ; Dịch vụ trung tâm chăm sóc sức khoẻ; Dịch vụ cắt sửa móng tay; Xoa bóp; Dịch vụ trang điểm. (Tổng 06 dịch vụ)

– Số đơn: 4-2019-03496

– Ngày nộp đơn: 28/01/2019

– Quyết định chấp nhận đơn: 24/01/2019

– Công bố trên trang iplib của Cục Sở hữu trí tuệ:

3. Trách nhiệm của MINH KHUE LAW FIRM trong việc thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

– Thực hiện việc tư vấn cho quý khách hàng về quyền lợi khi đăng ký bảo hộ, thủ tục, thời gian giải quyết việc bảo hộ, tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Thực hiện soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ, mô tả nhãn hiệu nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ

– Phối hợp theo dõi, phản hồi các công văn thông báo của Cục theo yêu cầu của Quý khách hàng

– Tư vấn pháp luật để nhận định nhãn hiệu có khả năng đăng ký bảo hộ thành công khi đăng ký để có được khuyến nghị tốt nhất khi đăng ký bảo hộ cho quý khách hàng.

– Thông báo về việc nộp đơn sau khi nộp đơn, và các thông báo liên quan khác;

– Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;

– Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn đăng ký;

– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ;

– Bảo vệ quyền lợi của quý khách hàng, tư vấn bảo hộ của quý khách hàng trong suốt quá trình thẩm định đơn cho đến khi được cấp văn bằng bảo hộ.

– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

4. Về quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, người nộp đơn có thể tiến hành tra cứu trên dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu cần đăng ký. Sau khi tra cứu đánh giá thương hiệu có khả năng cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Người nộp đơn có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu, đây cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức

Trong thời gian từ 01 đến 02 tháng Cục Sở hữu sẽ ra thông báo xé nghiệm hình thức của đơn. Xét nghiệm hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn. Xét nghiệm hình thức chưa là cơ sở xác định thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu: 09-12 tháng.

Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.

Bước 5: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ

Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 2 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ.

Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.

Khi đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp, thương nhân sẽ được pháp luật bảo vệ; tránh khả năng nhầm lẫn với các thương hiệu của người khác có cùng lĩnh vực với mình; yên tâm hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình nhanh nhất tới khách hàng; tránh được các vấn đề tranh chấp, phát sinh trong quá trình sử dụng thương hiệu và đặc biệt có quyền sở hữu độc quyền thương hiệu đó tại vùng lãnh thổ quốc gia đã được đăng ký để có quyền yêu cầu các chủ thể khác xâm phạm, sử dụng thương hiệu giống hoặc tương tự với mình đã được bảo hộ.

Mỗi đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể đăng ký được nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ theo bảng phân loại quốc tế về đăng ký nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ). Tuy nhiên, cách tính phí khi đăng ký bảo hộ thương hiệu được tính theo nhóm đăng ký do đó Quý khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm, hoặc một nhóm hàng hóa với nhiều sản phẩm, dịch vụ sẽ bị tính phí càng cao. Bởi vậy, khi đăng ký bảo hộ thương hiệu Quý khách hàng cần xác định rõ phạm vi thương hiệu đó dùng cho sản phẩm dịch vụ gì của mình trong tương lai để hạn chế nhất chi phí phát sinh.

Mặt khác, nếu sau này thương hiệu đã được đăng ký hoặc được cấp văn bằng bảo hộ nếu Quý khách hàng có phát sinh sử dụng thương hiệu này cho các sản phẩm, dịch vụ mới thì lúc đó lại phải đăng ký bởi đơn đăng ký mới mà không thể kê khai thêm vào đơn, văn bằng bảo hộ đã nộp và đã được cấp.